VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU KHI MANG THAI

Một trong những bệnh lý rất thường gặp trong thai kỳ mà các mẹ bầu có thể dễ dàng phòng ngừa đó là viêm đường tiết niệu. Bài viết sau đây IVFMD xin gửi đến các mẹ bầu 4 thông tin cơ bản bao gồm: viêm đường tiết niệu là gì? Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu? Ảnh hưởng của viêm đường tiết niệu trong quá trình mang thai và cách phòng ngừa. Bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiết niệu gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra ở thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. 

Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị viêm đường tiết niệu, tuy nhiên ở nữ giới số liệu được ghi nhận nhiều hơn ở nam giới. Và phổ biến nhất là phụ nữ mắc phải trong thời kỳ mang thai. 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai

Các triệu chứng của viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì?

Những triệu chứng ban đầu của viêm đường tiết niệu thường không rõ ràng và mẹ bầu thường dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu khi đang có thai.

  • Đau hoặc rát (khó chịu) khi đi tiểu.
  • Nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.
  • Một cảm giác khẩn cấp khi bạn đi tiểu.
  • Cảm giác như bàng quang đầy, ngay cả khi bạn đã đi tiểu.
  • Máu hoặc chất nhầy trong nước tiểu.
  • Chuột rút hoặc đau ở bụng dưới.
  • Đau khi giao hợp.
  • Ớn lạnh, sốt, đổ mồ hôi, rò rỉ nước tiểu (không tự chủ).
  • Thức dậy nửa đêm để đi tiểu.
  • Thay đổi lượng nước tiểu, nhiều hoặc ít hơn so với bình thường.
  • Nước tiểu có vẻ đục, có mùi hôi hoặc mạnh bất thường.
  • Đau, áp lực hoặc đau ở khu vực bàng quang.
  • Khi vi khuẩn lây lan đến thận bạn có thể bị: đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.
  • Nặng hơn, nếu bị viêm bể thận: niệu đạo và viêm bàng quang không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng viêm bể thận cấp với các biểu hiện cụ thể như: mẹ bầu sốt cao, rét run, mạch đập nhanh, nước tiểu xuất hiện máu.
Các triệu chứng của viêm đường tiết niệu khi mang thai

Nguyên nhân phổ biến gây viêm tiết niệu khi mang thai

Đường tiết niệu của bạn thường không có vi khuẩn. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và nhân lên, chúng có thể gây ra viêm đường tiết niệu. Dưới đây là một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển viêm tiết niệu:

  • Hệ miễn dịch kém: Khi mang thai, các yếu tố miễn dịch trong mẹ bầu sẽ bị suy giảm. Vi khuẩn lợi dụng xâm nhập, cơ thể không đủ sức đề kháng sẽ gây nên bệnh. Bên cạnh đó, thói quen uống ít nước sẽ khiến nước tiểu bị cô đặc, ứ đọng và trào ngược dễ gây ra viêm đường tiết niệu. 
  • Hormone thay đổi: Khi có thai, nhiều loại hormone trong cơ thể sẽ được tiết ra để bảo vệ thai nhi. Tuy nhiên điều này mà nó làm ống niệu quản bị giãn cơ và làm chậm tốc độ dòng chảy của nước tiểu; nước tiểu có tính kiềm cao, ở trong niệu đạo lâu sẽ là điều kiện để vi khuẩn phát triển.
  • Sự thay đổi kích thước của tử cung: Khi mang thai tử cung sẽ tăng kích thước gây chèn ép lên niệu quản và bàng quang, do đó làm ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh, gây viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai

Ảnh hưởng của viêm tiết niệu đến mẹ và thai nhi.  

Ảnh hưởng đến mẹ bầu:

  • Gây viêm nhiễm ở các cơ quan khác của cơ quan tiết niệu như thận, bàng quang, niệu quản,…
  • Viêm nhiễm lâu ngày ở ống niệu đạo có thể để lại những vết sẹo và gây hẹp niệu đạo. 
  • Tình trạng nhiễm khuẩn ở các bộ phận khác của cơ quan tiết niệu có thể gây các biến chứng nguy hiểm: áp xe thận, nhiễm trùng máu, suy thận cấp,… đặc biệt là gây bể thận cấp.
  • Có thể xảy ra hiện tượng tiền sản giật và tán huyết cho người mẹ.

Ảnh hưởng đến thai nhi:

Người mẹ trong quá trình mang thai bị nhiễm trùng nước tiểu có thể gây nhiễm trùng sơ sinh; tăng nguy cơ thai lưu, sảy thai, sinh non hoặc nhiễm trùng sơ sinh… 

Cách phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu

Mẹ bầu có thể hoàn toàn chủ động để phòng tránh viêm nhiễm đường tiết niệu khi mang thai bằng các phương pháp sau đây.

  • Thực hiện xét nghiệm nước tiểu định kỳ theo từng mốc khám thai.
  • Uống đủ nước mỗi ngày theo cân nặng và điều kiện sinh hoạt. 
  • Tránh uống rượu, thức ăn cay nóng và đồ uống chứa caffeine. 
  • Tuyệt đối không nên nhịn tiểu, cần đi tiểu ngay khi cơ thể có nhu cầu.
  • Nếu mẹ bị viêm âm đạo, viêm tử cung thì cần điều trị để tránh lây sang đường tiết niệu.
  • Vệ sinh vùng kín bằng dung dịch dịu nhẹ và dùng khăn bông thấm khô từ trước ra sau 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, bằng chất liệu thấm hút mồ hôi
  • Phòng tránh tình trạng viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ bằng cách vệ sinh vùng niệu đạo sạch sẽ trước và sau quan hệ tình dục
  • Tuân thủ lối sống cân bằng, khoa học để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể 
Cách phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu

Viêm đường tiết niệu rất phổ biến trong thời kỳ mang thai và tốt nhất nên điều trị sớm. Phụ nữ khi mang thai nên thăm khám thai định kỳ và thực hiện xét nghiệm nước tiểu khi có những dấu hiệu bất thường. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng nhiễm trùng, hãy tìm tư vấn từ các cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Bệnh viêm đường tiết niệu khi được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực kịp thời có thể tránh được những biến chứng xấu gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.