HAI BỆNH LÝ QUAN TRỌNG VỀ RỐI LOẠN TUYẾN GIÁP BẠN CẦN BIẾT

Bệnh lý rối loạn tuyến giáp đề cập đến một nhóm các rối loạn chức năng tuyến giáp bao gồm sản xuất quá mức (cường giáp), sản xuất kém các hormon tuyến giáp (suy giáp), viêm giáp Hashimoto. Rối loạn chức năng tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến khả năng khả năng mang thai, rụng trứng, ảnh hưởng đến mẹ và bé khi mang thai, khả năng mang thai đủ tháng. Bài viết sau đây IVFMD xin gửi đến các bạn hai bệnh lý tuyến giáp thường gặp: suy giáp và cường giáp.

I. Chức năng tuyến giáp là gì? 

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, nằm ở trước cổ, gồm 2 thùy và eo tạo thành hình con bướm. Tuyến giáp có vai trò tiết các hormon giáp trạng gồm Thyroxine(T4), Triiodothyronine (T3).

II. Bệnh lý suy giáp

1.Triệu chứng suy giáp 

  • Suy nhược cơ thể, dễ mệt mỏi khi gắng sức
  • Khó tập trung, thờ ơ
  • Chịu lạnh kém
  • Cảm giác yếu cơ, chuột rút
  • Da khô, da xanh nhợt, tóc dễ gãy, thư, dễ rụng
  • Rối loạn kinh nguyệt

2. Nguyên nhân suy giáp đến từ đâu?

  • Sau khi bị bệnh Hashimoto – một tình trạng viêm giáp tự miễn
  • Viêm tuyến giáp bán cấp tái phát nhiều lần
  • Không có tuyến giáp
  • Suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp
  • Sau khi điều trị tuyến giáp bằng iod phóng xạ

3. Ảnh hưởng như thế nào? 

  • Rối loạn kinh nguyệt: Suy giáp thường làm cho chu kỳ kinh nguyệt trở nên không đều hoặc quá dài.
  • Giảm khả năng rụng trứng, dẫn đến khó có thai hơn.
  • Tăng nguy cơ sảy thai.
  • Tăng nguy cơ sinh non, dẫn đến các vấn đề sức khỏe cho trẻ sơ sinh.
  • Tăng nguy cơ tiền sản giật, băng huyết sau sinh.
  • Bé sinh ra nhẹ cân.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi, dẫn đến rủi ro cao hơn về sự chậm phát triển tinh thần và thể chất sau này.

III. Bệnh lý cường giáp

1.Triệu chứng cường giáp

  • Hồi hộp, bồn chồn, lo lắng
  • Tính tình thay đổi, dễ xúc động, nóng tính
  • Luôn có cảm giác nóng bức, chảy nhiều mồ hôi, lòng bàn tay ẩm ướt, khó ngủ
  • Giảm cân
  • Rối loạn kinh nguyệt

2. Nguyên nhân cường giáp 

  • Bệnh Basedow
  • Ung thư tuyến giáp
  • Viêm tuyến giáp
  • Bổ sung iod quá liều
  • Do dùng quá nhiều thuốc hormone tuyến giáp

3. Ảnh hưởng cường giáp 

  • Cường giáp làm tăng sản xuất hormon prolactin, khi nồng độ prolactin cao có thể ngăn rụng trứng.
  • Ngoài ra cường giáp còn khiến gan sản xuất nhiều protein globulin liên kết hormone giới tính (SHBG), SHBG tăng dẫn đến kinh nguyệt không đều và gây vô sinh.
  • Sinh non
  • Sinh con nhẹ cân
  • Tăng huyết áp thai kỳ
  • Sảy thai

III. Làm gì để phòng ngừa rối loạn tuyến giáp?

Rối loạn tuyến giáp không được chẩn đoán và không được điều trị có thể là nguyên nhân gây vô sinh cũng như khả năng sinh sản phụ. Vì vậy để duy trì sức khỏe tuyến giáp bạn cần:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tham gia hoạt động thể chất cải thiện sức khỏe.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chứa chất phụ gia nhân tạo
  • Bổ sung vitamin D cũng góp phần giữ cho tuyến giáp khỏe mạnh
  • Khám với bác sĩ nội tiết khi có dấu hiệu bất thường

Hy vọng bài viết mang lại thông tin bổ ích giúp tất cả anh, chị và các bạn có được chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để cơ thể luôn khỏe mạnh.