KINH NGUYỆT ÍT VÀ NGẮN NGÀY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHOẺ SINH SẢN?

Hiểu rõ về chu kỳ kinh nguyệt là cần thiết để có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân. Khi kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày rất dễ trở thành dấu hiệu cảnh báo một vấn đề phụ khoa nào đó. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng IVFMD tìm hiểu bài viết bên dưới nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt

Vào tuổi dậy thì, lần ra kinh đầu tiên đánh dấu giai đoạn bắt đầu cho sự phát triển và hoàn thiện về khả năng sinh sản của một bé gái. Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với với sức khỏe sinh sản nói riêng cũng như sức khoẻ tổng thể nói chung.

Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian từ ngày đầu tiên của lần có kinh này cho đến ngày đầu tiên của lần có kinh tiếp theo. Trong suốt chu kỳ này, cơ thể của phụ nữ sẽ trải qua các thay đổi về nội tiết để chuẩn bị cho việc mang thai. Nếu không có sự thụ tinh xảy ra, dưới sự sụt giảm đột ngột nồng độ nội tiết, các mạch máu nuôi ở niêm mạc tử cung sẽ xoắn và co lại. Lớp niêm mạc tử cung bị thiếu máu nuôi sẽ bị bong tróc và chảy máu, tạo nên hiện tượng hành kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt

Làm thế nào để nhận biết kinh nguyệt bạn ra ít, ngắn ngày?

Một chu kỳ kinh bình thường sẽ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày. Lượng máu mất trung bình khoảng 80 ml, tương ứng khoảng 3 – 5 miếng băng vệ sinh/ngày.

Nếu trong một chu kỳ kinh nguyệt mà bạn sử dụng ít hơn 3 miếng băng vệ sinh/ngày và số ngày hành kinh ít hơn 3 ngày thì được gọi là kinh ra ít và ngắn ngày.

Nguyên nhân gây ra kinh nguyệt ít, ngắn ngày?

Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày có thể do những nguyên nhân sau:

  • Bệnh lý: Viêm cổ tử cung, u xơ cơ tử cung, buồng trứng đa nang, rối loạn nội tiết sinh dục… Các bệnhphụ khoa gây viêm nhiễm ở “vùng kín” cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
  • Thần kinh căng thẳng: Lo âu, lo lắng về một vấn đề nào đó trong cuốc sống, thay đổi môi trường làm việc, stress trong thời gian dài hoặc thay đổi về thể trạng (tăng/sụt cân nhanh) cũng gây ra những rối loạn kinh nguyệt.
  • Tiền mãn kinh: Khi phụ nữ tiến vào giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ nội tiết trong cơ thể người phụ nữ được sản xuất ít hơn. Điều này khiến kính nguyệt ra ít và ngắn ngày lại.
  • Sử dụng các loại thuốc: Thuốc tránh thai, thuốc giảm cân cũng làm thay đổi các nội tiết sinh dục, chúng có thể gây ra rong kinh hoặc tắt kinh trong một thời gian dài.

Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày có ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản như thế nào? 

Cơ thể khỏe mạnh và vòng kinh ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt quá dài hoặc quá ngắn đều có thể dẫn đến khó khăn cho việc thụ thai. Vì vậy, kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày có thể khiến bạn chậm có con. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý phụ khoa như: viêm cổ tử cung, u xơ cơ tử cung, u nang buồng trứng,…

Vì vậy, các chị em phụ nữ nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân. Đặc biệt, không nên chủ quan khi phát hiện chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi về lượng máu kinh và số ngày hành kinh. Khi có thay đổi bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, hãy chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe tổng trạng nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.

IVFMD là một nơi đáng tin cậy để các chị em phụ nữ có thể lựa chọn trong việc thăm khám và điều trị. Với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, hiếm muộn, trang thiết bị tiên tiến,hiện đại sẽ cùng bạn vượt qua mọi lo lắng. IVFMD hy vọng sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của bạn.