BẢO QUẢN VÀ RÃ ĐÔNG SỮA MẸ ĐÚNG CÁCH

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bé phát triển và tăng sức đề kháng. Ngoài việc cho bé bú trực tiếp, khi sữa mẹ về nhiều, các mẹ thường vắt sữa ra để trữ lại. Vậy sữa mẹ đã vắt ra để được bao lâu? Bảo quản sữa mẹ như thế nào để đảm bảo chất dinh dưỡng. Các mẹ cùng tham khảo thông tin dưới đây.

Tầm quan trọng của sữa mẹ

Sữa mẹ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như: chất đạm, chất béo, đường, tinh bột, các acid amin, vitamin và khoáng chất mà không loại thực phẩm nào có thể thay thế được.

Đặc biệt, trong sữa mẹ có các chất khác như:

  • Casein – một chất đạm đặc biệt giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp, viêm tai và dị ứng.
  • Chất sắt dễ dàng cho bé hấp thụ.
  • Vitamin C giúp bé hấp thụ sắt.
  • DHA – Docosahexaenoic Acid giúp phát triển não và mắt.
  • Lipase – giúp bé tiêu hóa và hấp thụ các chất béo.
  • Lactose giúp phát triển não bộ và thần kinh, điều hòa sinh khuẩn trong ruột.
  • Amylase giúp tiêu hóa tinh bột.

Vì sao phải vắt sữa mẹ

Cho bé bú trực tiếp theo nhu cầu của trẻ luôn luôn được các chuyên gia khuyến khích và lựa chọn ưu tiên. Khi bú mẹ trực tiếp, bé sẽ được cung cấp lượng sữa mẹ đầy đủ mà không có nguy cơ nhiễm khuẩn từ các vật dụng bình chứa sữa. Đồng thời, cho bé bú mẹ trực tiếp còn giúp tăng sự gắn kết giữa mẹ con.

Tuy nhiên, có một số trường hợp mẹ không thể cho con bú trực tiếp được vì những nguyên nhân như:

  • Bé có các dị tật bẩm sinh ở vùng hầu họng không thể bú mẹ được.
  • Sữa mẹ tiết ra quá nhiều mà bé bú trực tiếp không hết.
  • Mẹ phải đi làm sau thời gian nghỉ thai sản, mà khuyến cáo nên cho bé bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và kéo dài đến 2 năm.
  • Mẹ phải điều trị các bệnh lý mà khi dùng thuốc có ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Lúc này, mẹ cần vắt sữa ra bỏ để duy trì nguồn sữa. Sau khi ngưng dùng thuốc có ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ thì nguồn sữa mẹ vẫn được duy trì để có thể cho bé bú mẹ.

Thời gian bảo quản sữa mẹ sau khi vắt

Dụng cụ thường được chọn để lưu trữ sữa mẹ

Lưu ý khi lưu trữ sữa mẹ

  • Mỗi túi/bình trữ sữa sau khi hút cần ghi rõ ngày để dễ dàng nhận biết túi/bình trữ nào cần lấy để sử dụng trước.
  • Không lưu trữ sữa mẹ chung với tủ bảo quản thực phẩm vì sữa dễ bị nhiễm khuẩn. Nên có tủ lạnh riêng để trữ sữa mẹ.
  • Sữa mẹ sau khi vắt ra mà không có dự định cho bé bú trong vòng 4 ngày tới thì nên trữ đông.
  • Việc đóng – mở cửa tủ lạnh thường xuyên có thể làm thay đổi nhiệt độ của tủ lạnh và làm ảnh hưởng đến chất lượng của sữa.
  • Không dùng các loại túi/bình trữ sữa có ký hiệu tái chế số 7 (Bisphenol – A) vì túi/bình trữ này được làm bằng nhựa có chứa BPA không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Những lưu ý khi vắt sữa mẹ

Trước khi vắt sữa mẹ cần:

  • Vệ sinh sạch dụng cụ vắt, trữ sữa bằng dung dịch chuyên dụng, rửa lại với nước sạch và để khô trước khi cho sữa vào.
  • Chuẩn bị nhãn dán, ghi ngày giờ vắt sữa và dán lên túi/bình trữ để có kế hoạch sử dụng phù hợp.
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước và sau khi vắt sữa.
  • Nếu sử dụng máy hút, hãy kiểm tra các bộ phận máy hút và các đường ống đảm bảo sạch sẽ. Thay thế các ống dây hút đã bị bẩn, mốc.

Lưu ý khác:

  • Có thể vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy hút sữa.
  • Nên vắt sữa để trong các túi/bình nhỏ đủ một bữa uống của bé, tránh lãng phí.
  • Nếu có dự định trữ đông thì sữa sau khi vắt cần làm lạnh ngay để không bị bỏ quên.
  • Túi/bình sữa trữ đông nào được vắt và trữ đông trước thì sẽ ưu tiên sử dụng trước.
  • Không trữ đông lại phần sữa đã rã đông mà bé uống còn thừa.
  • Không trộn chung sữa đã trữ đông với sữa mới vắt.

Cách rã đông và hâm nóng sữa mẹ an toàn

Rã đông sữa mẹ

Các bước rã đông sữa mẹ đã trữ đông như sau:

  • Cho túi/bình sữa trữ đông xuống ngăn mát tủ lạnh để sữa vừa rã đông vừa giữ được nhiệt độ lạnh (không để quá 24 giờ).
  • Có thể cho túi/bình trữ sữa vào chậu nước lạnh ở nhiệt độ phòng để rã đông từ từ.
  • Có thể để túi/bình trữ sữa dưới vòi nước ấm khoảng 40°C.
  • Sữa có lớp váng mỏng là hoàn toàn bình thường vì đây là lớp chất béo trong sữa mẹ. Nếu sau khi rã đông, sữa bị kết tủa trắng đục tốt nhất không nên cho trẻ dùng vì có thể sữa đã bị hỏng.

Hâm nóng sữa mẹ sau khi rã đông.

Đối với sữa mẹ sau khi rã đông hoặc để ngăn mát, mẹ nên hâm nóng sữa như hướng dẫn dưới đây để tránh làm mất các vitamin và khoáng chất.

  • Cho sữa vào bình, lắc đều và ngâm sữa trong nước ấm khoảng 40°C trước khi cho bé bú.
  • Có thể dùng máy hâm sữa, tuyệt đối không hâm nóng sữa mẹ bằng lò vi sóng hoặc đổ sữa vào bình nấu sôi lên. Vì khi hâm nóng ở nhiệt độ cao sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
  • Khi hâm sữa chỉ cần lấy lượng vừa đủ cho mỗi lần bé bú, không lấy quá nhiều. Trường hợp bé bú không hết thì lượng sữa mẹ còn lại chỉ dùng được trong vòng 2 giờ sau khi hâm.

Trên đây là các chia sẻ về cách bảo quản và rã đông sữa mẹ đúng cách, giúp sữa mẹ giữ nguyên chất dinh dưỡng. Nếu như sữa mẹ tiết ra nhiều hơn nhu cầu của bé mà mẹ đã trữ đủ sữa cho bé dùng trong thời gian nhất định, mẹ hãy gửi những túi sữa ấy đến các ngân hàng sữa mẹ để lan tỏa những giọt sữa yêu thương nhé!